10 Bí quyết giúp phát triển sự sáng tạo trong bạn

Công việc trong lĩnh vực sáng tạo đòi hỏi bạn phải liên tục tìm tòi, phát triển những ý tưởng, sáng kiến mới, nên có lúc, bạn cảm thấy trí óc mình dường như cạn kiệt. Hãy tham khảo một số bí quyết để duy trì và củng cố sự sáng tạo.


1. Những khoảng không yên tĩnh

 
Người sáng tạo luôn định ra cho mình những khoảng thời gian yên tĩnh đều đặn hàng tuần hoặc hàng tháng. Trí óc cần được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng trước khi tiếp tục sáng tạo. Đó cũng là một công việc mà họ buộc mình phải hoàn thành.
 
 

2. Tính sáng tạo có những chu trình riêng

 
Tính sáng tạo cũng có những chu trình riêng như mùa màng: chuẩn bị, gieo trồng, chăm sóc, chờ đợi, gặt hái. Không phải bao giờ chúng ta cũng ở trong giai đoạn thu hoạch. Cũng có khi chúng ta phải trải qua thời kỳ ngủ đông tưởng chừng triền miên và cảm thấy bế tắc trong việc tìm ra các ý tưởng mới. 
 
Do đó, bạn nên lên kế hoạch và cố gắng thực hiện theo chu trình từ bước khởi đầu. Đừng vội vã ép mình bước vào giai đoạn gặt hái quá sớm.
 

3. Khéo lựa chọn người hướng dẫn, bạn hợp tác

 
Theo lời Helen Gurley Brown, cựu Tổng biên tập tờ Cosmopolitan: "Đừng mong chờ bất kỳ ai vui mừng cho thành công hay những giấc mơ lớn lao của bạn. Nếu bạn có một người để yêu, một hoặc hai người bạn cùng chia sẻ niềm vui thì bạn là người may mắn".
 
Hãy sáng suốt trong việc lựa chọn những người tham gia vào nhóm sáng tạo của bạn. Tuy bạn vẫn có thể làm bạn tốt của nhiều người nhưng không phải ai cũng có thể hiểu và hợp tác được. Họ có thể chấm dứt kế hoạch hoặc ý tưởng của bạn ngay trước khi bạn thực hiện nó. Đã là đồng đội thì phải nên trung thực và cùng chung mục tiêu, chí hướng.
 

4. Cân bằng trong cuộc sống

 
Nhiều phụ nữ cảm thấy có lỗi khi dành quá nhiều thời gian cho công việc mà bỏ bê việc nhà cũng như những vấn đề cá nhân. Biết bao lần họ tự hứa với mình sẽ cố gắng cân bằng cuộc sống nhưng cuối cùng vẫn không thể vượt qua và đành  bỏ mặc. 
 
Trong một nghiên cứu vế mối liên hệ giữa phụ nữ và tính sáng tạo, trở ngại lớn nhất họ gặp phải chính là nỗi lo sợ đánh mất hoặc làm tổn thương các mối quan hệ. Chúng ta vẫn cần liên hệ với những người xung quanh. Có nghĩa là chúng ta cần phải nói chuyện với bạn bè, người thân trong gia đình, cũng như gắn bó, nuôi dưỡng tình yêu.
 

5. Hãy đặt ra những ranh giới rõ ràng

 
Oprah Winfrey, nữ hoàng truyền hình, từng nói: "Tôi nói không với nhiều thứ, vì thế tôi có thể nói vâng với điều đem lại cho tôi cuộc sống". Chúng ta cần có những ranh giới rõ ràng trong công việc, cuộc sống, không nên ôm đồm mọi thứ. Có như vậy chúng ta mới đủ năng lượng và thời gian cho sáng tạo.
 

6. Biết dựa vào điểm mạnh

 
Nếu bạn từng dùng 80% nỗ lực để cải thiện điểm yếu của mình, bạn có thể cải thiện khoảng 20%. Nhưng nếu bạn dùng 80% nỗ lực ấy để cải tiến điểm mạnh của mình, khả năng làm việc của bạn sẽ tăng gấp bội, từ 100 đến 400% hoặc còn hơn thế nữa. 
 

7. Sợ hãi là bạn đồng hành của sáng tạo

 
Trừ phi bạn thuộc týp người cực kỳ thích phiêu lưu mạo hiểm, còn không, bạn sẽ không tránh khỏi nỗi lo lắng, sợ hãi khi bước chân vào khám phá những lĩnh vực mới mẻ. Bạn có thể dừng lại, xem xét kỹ lưỡng và từ từ. Tuy nhiên, đừng bao giờ để nỗi sợ hãi ngăn cản sức sáng tạo của bạn. 
 
Susan Jeffers, một trong những tác giả viết về cách hoàn thiện bản thân được ưa chuộng trên thế giới, đã viết trong cuốn sách Feel the Fear and Do ít Anyway. Cách duy nhất để làm giảm nỗi sợ hãi là hãy làm những việc khiến chúng ta sợ hãi. Chúng ta luôn luôn ở trong tình trạng bị cảm xúc lấn át khi trải nghiệm những điều mới mẻ. Hãy mong chờ, xem nó như nguồn sinh lực mới để bắt tay vào công việc và tiếp tục tiến lên phía trước.
 

8. Ngừng chỉ trích bản thân

 
Nếu bạn băn khoăn không biết mình có thực hiện được hay không hoặc lo mình có thể bỏ cuộc, bạn đang tự đánh gục bản thân ngay khi chưa bắt tay vào công việc. Khi thử nghiệm những điều mới, bạn hãy luôn lạc quan về khả năng của mình.
 

9. Vượt qua chủ nghĩa cầu toàn

 
Khi thực hiện một công việc nào đó mà bạn thấy thật tuyệt vời, bạn hiếm khi thử những thứ mới mẻ hơn…bởi bạn lo lắng mình không thể lại tiếp tục hoàn hảo ngay từ lúc đầu. Hãy làm việc thật tốt nhưng đừng đợi đến khi nó hoàn toàn hoàn hảo vì lúc đó, việc ấy có thể không còn phù hợp nữa.
 

10. Vui chơi, nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống

 
Tóm lại, tinh sáng tạo bắt nguồn từ niềm vui và sự thư giãn. Khi bạn không để ý đến thời gian và tràn trề nguồn sinh lực , hãy làm những công việc bạn yêu thích, bạn sẽ tìm thấy nguồn sáng tạo tột đỉnh.

uteen.vn

Bài khác

Bài viết mới