5 câu hỏi khó về content marketing cho Marketers

Giữa truyền thông xã hội, blog, xây dựng website và tiếp cận khách hàng thì việc quản trị những chiến dịch content marketing là điều không dễ dàng chút nào.

Thậm chí khi việc đó trở thành công việc thường ngày và kết quả thì cứ đến đều đều. Luôn có những cách thức thực hiện tốt hơn, giúp cho thời gian và tiền bạc bạn đầu tư hiệu quả hơn.
 
Để giúp bạn, tôi đưa ra một số câu hỏi khó mà bạn (hay bộ phận marketing) nên tự hỏi. Và hy vọng rằng, bạn sẽ có được câu trả lời cho riêng mình.
 

1. Mục tiêu của tôi là gì?
 

Mỗi chiến dịch content marketing đều phải có mục tiêu. Nhìn chung, câu trả lời cho câu hỏi này là "tăng lưu lượng vào website" hay "phát triển lượng theo dõi của Twitter". Tuy nhiên, nếu bạn xem những phản hồi chung chung này là câu trả lời thì bạn đã bỏ qua điểm quan trọng nhất.
 
Những gì bạn cần là những mục tiêu có thể đo đếm được với những mong đợi thực tế. Hãy xem xét những mục tiêu sau:
 
Tôi muốn thăng hạng trang web tôi cao hơn.
 
Tôi muốn đạt 1000 người theo dõi trên Twitter trước tháng 6.
 
Tôi muốn tăng 300 kết nối trên LinkedIn.
 
Tôi muốn đẩy doanh thu bán hàng lên 25% bằng content marketing.
 
Tôi muốn xây dựng lại trang blog và đăng bài 3 lần một tuần.
 
Đơn giản, những mục tiêu đo lường được sẽ cách thức phù hợp nhất.
 

2. Mục đích của tôi là gì?
 

Với vai trò là một người làm content marketing, trách nhiệm của bạn là gì? Bạn có phải chịu trách nhiệm cho trang blog, trang web hay các bài đăng trên mạng xã hội, thu hút khách hàng hay tất cả mọi thứ? Như đã nói, bạn rất dễ bị quá tải bởi hàng tấn công việc bạn phải làm để triển khai một chiến lược hiệu quả. Để những nỗ lực của bạn hoạt động hiệu quả hơn, hãy đảm bảo "mục đích” của bạn hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. Dĩ nhiên là bạn chắc chắn sẽ có những nhiệm vụ khác nhưng mục đích của bạn là xây dựng hình ảnh trên mạng cho doanh nghiệp. Mọi thứ bạn làm phải nhằm đạt được mục tiêu đó.
 

3. Có nên dùng nền tảng mạng xã hội "xyz"?
 

Dù cho đó là một blog hay một bài báo, sẽ có lúc bạn phải sử dụng chiến lược khi bạn biết chúng không phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Hãy lấy Pinterest làm ví dụ, một nền tảng mạng xã hội có mục đích và đối tượng người dùng xác định. Mặt khác, Twitter thì bao phủ rộng hơn và phù hợp với bất kỳ ngành nào. Bạn không có nhiều thời gian trong một ngày, bạn phải ưu tiên cho những chiến lược thực sự có kết quả. Đừng ngại loại bỏ những chiến lược không hiệu quả, chúng có thể khiến cho doanh nghiệp của bạn thất bại đấy.
 

4. Tôi đã làm mọi thứ tôi có thể chưa?
 

Câu hỏi này nhắm đến những người chịu trách nhiệm cho những content chất lượng cao trên blog, mạng xã hội hay trang web. Những gì bạn viết có quá máy móc, khách quan hay quá chán? Mọi thứ rất dễ rơi vào lề thói hằng ngày. Không may, những lề thói thường ngày này sẽ giết chết sự sáng tạo và sẽ xây nên bức tường ngăn cách bạn và sự thành công ở tương lai. Để vượt qua điều này, hãy tập trung vào việc tối ưu hoá nền tảng mà bạn thích. Ví dụ, nếu bạn ghét Facebook, người theo dõi của bạn sẽ bị ảnh hưởng theo.
 

5. Có hiệu quả không?
 

Bạn cần phải thường xuyên tự hỏi mình câu hỏi này: chiến dịch Content marketing của tôi có tạo nên sự khác biệt không? Câu hỏi này sẽ khiến bạn luôn tự xem lại mình, thức tỉnh bạn khỏi sự chán nản và thúc đẩy bạn thử những cái mới. Bằng việc theo sát mục tiêu và kiểm tra kết quả đạt được, bạn sẽ thấy được nền tảng nào hiệu quả nhất, nội dung của bạn thành công như thế nào và v.v. Đây là một nền công nghiệp có sự tương quan qua lại, và điều đó có nghĩa, khi nó phát triển, bạn phải luôn xem xét để điều chỉnh cho phù hợp.
 

Theo brandsvietnam

Bài khác

Bài viết mới