5 quy tắc để content marketing cuốn hút người dùng
Adobe đã thực hiện khảo sát với 12,000 người tiêu dùng trên 6 quốc gia để thấu hiểu hơn về sự thay đổi trong kỳ vọng cũng như những thách thức mới cho marketer.
Báo cáo với tựa đề “State of Content: Rules of Engagement for 2016" (Tạm dịch: "Vấn đề về nội dung: Những quy tắc để thu hút người tiêu dùng trong năm 2016), đã làm sáng tỏ 5 quy tắc cho content marketing để tối ưu hóa sự thu hút với khách hàng mục tiêu.
1. Thiết kế nội dung cho phép người dùng xem nội dung trên các thiết bị khác nhau
Theo báo cáo, người tiêu dùng đang sử dụng 5 thiết bị khác nhau, bình quân 83% sử dụng 2.23 thiết bị cùng 1 thời điểm. Trong khi đa phần người tiêu dùng phản hồi tích cực (81% thấy được giải trí, 80% cảm nhận được kết nối, gần 1 nửa (47%) cho biết họ bị xao nhãng.
2. Đừng trở thành nạn nhân của tình trạng nội dung quá dài
Người tiêu dùng đang trở nên thiếu kiên nhẫn hơn với những nội dung thường thường, đặc biệt là quá dài. 67% người dùng sẽ ngừng theo dõi nếu nội dung quá dài, 79% sẽ làm điều tương tự nếu nội dung không hiển thị tốt trên thiết bị của mình.
3. Hài hước khiến thương hiệu trở nên gần gũi hơn
70% người tiêu dùng toàn cầu nhất trí rằng khiếu hài hước khiến doanh nghiệp trở nên gần gũi hơn, nhưng chỉ 14% đánh giá những nội dung mà công ty đó truyền tải là thú vị. Trên toàn thế giới, "việc khiến người khác cười" được xem là yếu tố hàng đầu thúc đẩy sự chia sẻ nội dung giữa các cá nhân.
4. Xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy với người tiêu dùng
Lòng tin của người tiêu dùng về nội dung gia tăng khi họ có mối liên hệ với nguồn thông tin cung cấp nội dung đó. Chỉ 23% người tiêu dùng tin tưởng nội dung từ những công ty mà họ chưa tiêu dùng sản phẩm. Nhưng nếu đó là 1 công ty họ đã tiêu dùng sản phẩm và có 1 mối liên hệ nhất định, con số này tăng gần gấp đôi, lên tới 43%.
5. Đừng trở thành vị khách không mời
Trong số những người tiêu dùng không sẵn sàng chia sẻ thông tin của mình, 40% tin rằng các công ty có thể làm gì đó để giải quyết những quan ngại của mình, và 25% cho biết việc thương hiệu "xin phép trước khi tiếp cận những dữ liệu này" sẽ khiến họ thoải mái hơn. Điều này dẫn chúng ta quay trở lại vấn đề niềm tin; người tiêu dùng thấy thoải mái nhất khi chia sẻ thông tin với những thương hiệu họ tin tưởng.
Ngoài những xu hướng trên, nghiên cứu này cũng gợi mở những phát hiện thú vị về hành vi và tương tác trực tuyến của người tiêu dùng.