9 dạng Content Marketing đừng bao giờ đăng lên mạng xã hội

Hãy chấp nhận một sự thật rằng, khi bạn đăng nội dung xấu trên mạng xã hội, tất cả những gì tốt đẹp bạn xây dựng đều sụp đổ hết! Từ thương hiệu cho đến sự tương tác của người xem. Vì thế dưới đây sẽ liệt kê ra 9 dạng Content mà bạn đừng bao giờ đăng nếu không muốn mất người theo dõi nhé. Đặc biệt, loại số 3 hãy cứ cẩn thận vì quá nhiều người mắc phải rồi.

Dạng Content liên quan đến chính trị và tôn giáo

 
Nội dung tôn giáo và chính trị là 2 điều mà mọi người rất nhạy cảm, thậm chí nó thường xuyên gây tranh cãi trong 1 cộng đồng người. Khi bạn đăng lên mạng xã hội nội dung như vậy, bạn sẽ không thể kết nối tất cả mọi người lại với nhau. Thậm chí, với những người không cùng quan điểm với bạn, họ sẽ có những phản ứng rất gay gắt. Kể cả khi bạn thuộc một nhóm/tổ chức chính trị, thì điều này vẫn được khuyên là tuyệt đối cẩn thận.
 
Thay vì đăng những thứ gây tranh cãi, chi bằng hãy kiểm tra nội dung của bạn để biết được tính trung lập trước khi đăng tải lên mạng xã hội. Tất nhiên, trong vài trường hợp ngoại lệ, khi mà ở thời đại mới, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tiếp cận nhãn hàng mà có một lập trường nhất định. Lập trường đó nên trở thành bản sắc thương hiệu chứ không nên gây ra chia rẽ, tranh cãi.
 

Dạng Content “viral” nhưng không liên quan
 

Nghe có vẻ là hấp dẫn nếu như bạn đăng những ảnh chế hay, những clip viral cóp nhặt lên mạng xã hội khi mà tường nhà bạn “trống trơn”. Nhưng hãy cẩn thận, nếu như đối tượng người xem của bạn đã thấy những nội dung đó. Khi ấy, việc đăng lại của bạn chỉ mang tính “spam” mà thôi. Hơn nữa, luôn tự đặt ra câu hỏi, liệu rằng nội dung hay ho ấy có phù hợp với đối tượng khách hàng bạn nhắm tới hay không? Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc và lên kế hoạch trước cho nội dung để khớp với đối tượng của mình.
 
Social Media Tracker từ SEMrush là một công cụ có thể trợ giúp bạn trong việc phân tích sở thích người xem của bạn cũng như phân tích về đối thủ của nhãn hàng bạn đang quản lý. Từ đây, dạng Content của bạn sẽ trở nên thiết thực và hợp thời hơn.
 

Dạng Content chiếm quá nhiều nội dung “khuyến mại”
 

Dù cho nội dung của bạn có để mục đích cuối cùng là tăng doanh thu, thì điều quan trọng nhất vẫn là những giá trị thiết thực bạn đem đến cho người dùng. Một số thương hiệu đã sai lầm khi nhầm tưởng rằng những thứ giá trị với họ thì cũng thực sự quan trọng với khách hàng của họ. Và đấy là lý do để họ dùng các nền tảng mạng xã hội trong công cuộc “bán hàng, bán hàng, bán hàng”, hơn là việc xem xét những gì thực sự có ích với những khách hàng mục tiêu.
 
Thay vì đăng tải nội dung bán hàng quá mức như thế, lời khuyên là hãy tạo ra những môi trường tranh luận mở, để chính bạn lắng nghe những ý kiến từ khách hàng, rồi sau đó thúc đẩy chúng vào nội dung bạn làm. Một quy tắc nội dung mà bạn có thể tham khảo là quy tắc 5-3-2, tức là trong 10 bài đăng lên mạng xã hội thì cần có 5 bài để chia sẻ những nội dung thịnh hành tuyển chọn mà người xem quan tâm, 3 bài để sáng tạo ra những nội dung của chính bạn, và 2 bài để đẩy tính thương hiệu của bạn theo phong cách vui vẻ, thư giãn.
 

Dạng Content mang nội dung đả kích, xúc phạm
 

Những gì mà đối thủ hay chính khách hàng làm bạn không hài lòng, thì đừng nhăm nhăm đăng lên mạng xã hội để lấn át họ. Trên thực tế, khi một khách hàng có phản hồi không tốt về sản phẩm của bạn, thì tâm lý chung là bạn sẽ muốn đôi co với họ. Nhưng hãy vượt qua cám dỗ đó và hành xử khôn ngoan hơn. Bằng cách phản hồi khách hàng một cách lịch sự và tôn trọng, cũng như giải thích kỹ càng cho họ (ngoài mạng xã hội thì càng tốt), thì chính bạn đã có thể kéo họ về phía gần nhãn hàng mình hơn. Để rồi đây sẽ chính là những khách hàng trung thành nhất.
 

Dạng Content sai chính tả và lỗi ngữ pháp
 

Người xem thường đánh giá những gì bạn đăng tải trên mạng xã hội sẽ là những thứ phản ánh chính hành vi của bạn. Việc mắc lỗi Content – như là lỗi đánh máy đơn giản, lỗi ngữ pháp… có thể khiến bạn đang hành xử hời hợt, vô tâm và trông thật kém chuyên nghiệp. Khi chuẩn bị xuất bản nội dung, hãy chắc chắn rằng bạn đã kiểm tra kỹ ở bản Draft và cẩn thận check từng lỗi một. Hay một cách tốt hơn, là hãy đưa nội dung ấy cho đồng nghiệp để họ kiểm tra trước khi đăng lên mạng xã hội.
 

Dạng Content không khớp với định vị thương hiệu
 

Nền tảng mạng xã hội không phải là tất cả những gì về thương hiệu của bạn do nó có những hạn chế riêng. Nhưng bạn vẫn cần kiểm soát các nội dung, dạng Content trên đó để phù hợp với Brandvoice (Giọng điệu thương hiệu) và Tone (Mức độ định vị thương hiệu). Đồng thời, khi bạn lên kế hoạch cho các bài đăng, thì bạn cũng cần xem lại chính nội dung định vị thương hiệu của mình. Những điều gì nên viết và cách viết chúng ra sao cho phù hợp cũng là thứ bạn phải thực sự lưu ý. Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng nội dung được xuất bản sẽ sát nhất với phong cách, chủ đề thương hiệu.
 

Dạng Content dập khuôn và cứng nhắc
 

Mặc dù như đã nói, chúng ta cần triển khai các nội dung nhất quán theo thương hiệu, nhưng sẽ là sai lầm nếu chúng ta quá áp đặt chúng trên toàn bộ các nền tảng mạng xã hội. Trên thực tế, các nền tảng mạng xã hội là không giống nhau. Ví dụ, nền tảng LinkedIn thường nặng về các nội dung có quy chuẩn văn bản và văn phong lịch sự, trong khi Instagram mang phong cách thiên về hình ảnh và không quá trang trọng, hay như Twitter thì phù hợp với những đoạn Gif cũng như mẩu tin ngắn gọn.
 
Hãy suy nghĩ và nghiên cứu từng nền tảng trước khi bạn viết Content lên đó. Ngay cả khi bạn muốn truyền đạt cùng một thông điệp đến người đọc, hãy vẫn đảm bảo rằng thông điệp đó phù hợp với phong cách và tông điệu của từng nền tảng.
 

Dạng Content sao chép mà không ghi nguồn
 

Sẽ không có gì là quá sai trái khi bạn “mượn” nội dung của những trang khác và đăng lại trên trang của mình. Nhưng bạn phải luôn nhớ là bạn cóp nhặt ở đâu thì bạn cần phải ghi rõ nguồn ở bên đó. Giống với việc bạn đăng các trích dẫn mà không ghi “chủ sở hữu” là ai thì nội dung trở nên cẩu thả và thật “xấu xí”. Điều tồi tệ hơn có thể xảy ra là bạn lấy ảnh từ nguồn mà không được sử dụng hợp pháp. Khi đó bạn hoàn toàn có thể bị dính vào các tội liên quan đến sở hữu trí tuệ. Thay vào đó, khi đi tìm ảnh, hãy tìm ở các trang web có nguồn mở chẳng hạn như Creative Commons và làm theo hướng dẫn để ghi nguồn đầy đủ.
 

Dạng Content nhồi nhét các “hashtags”
 

Hashtags đôi khi rất hữu ích, vì chúng có thể tăng độ phủ sóng cho nội dung của bạn, cũng như khả năng dễ chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội. Người xem nhờ vào Hashtags mà tăng lên nhiều hơn, họ có nhiều thêm những chủ đề thú vị để thảo luận. Thế nhưng sử dụng Hashtags một cách vừa phải và không nên quá đà. Việc nhồi nhét quá nhiều Hashtags không liên quan sẽ khiến bài đăng của bạn không được chú ý đọc hết, và những nội dung liên quan sẽ bị chìm vào những điều không-liên-quan.  Tốt nhất, hãy nghiên cứu trước để biết chắc rằng Hashtags nào nên được cho vào bài viết phù hợp với đối tượng khách hàng, nội dung bài đăng và xu hướng hiện thời.
 
Kết
 
9 dạng Content này là hoàn toàn có những lỗi mà bạn cần tránh ngay bây giờ. Đừng vì không có ý tưởng nào cả mà bạn lại đăng thế chỗ bằng những nội dung trên. Hãy cố gắng hiểu khách hàng và hiểu chính thương hiệu của mình để cho ra những Content đánh đúng Insight nhất nhé!

Theo marketingai

Bài khác

Bài viết mới