Ảnh hưởng của livestream đối với các chiến dịch Influencer Marketing
Trong thời đại công nghệ marketing 4.0, Livestream (hay còn gọi là phát trực tiếp) là một trong những hình thức được những người làm truyền thông ưa chuộng nhất. Hình thức này tuy không mới, nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao khi thực hiện các chiến dịch Influencer marketing trên các nền tảng social media như Facebook, Instagram,…
Một người ảnh hưởng đáng tin cậy sẽ biết tận dụng các luồng trực tiếp để truyền tải những thông điệp, hay kể những câu chuyện của mình một cách hấp dẫn, lôi cuốn, khiến khán giả sẽ gần như không thể rời mắt. Bài viết dưới đây sẽ giúp các marketer hiểu rõ được cách mà livestream tác động lên các chiến dịch influencer marketing.
Ưu điểm của livestream đối với influencer marketing:
1. Tăng hiệu quả tương tác: Trong thời đại Social Media bùng nổ, tương tác trở thành đối tượng ưu tiên của mọi nội dung truyền thông. Livestream không chỉ giúp thương hiệu nhanh chóng tăng độ nhận biết, mà còn tại ra một kênh tương tác để lan tỏa những thông điệp truyền thông của riêng mình. Có thể nói, livestream sẽ mang lại tiếng nói cho nội dung, các mục còn thiếu trong các hình thức marketing bằng văn bản.
2. Dễ dàng kết nối: Việc theo dõi livestream thực tế cực kì đơn giản, chỉ bằng một chiếc điện thoại hoặc máy tính có kết nối internet. Điều này sẽ giúp thương hiệu dễ dàng tiếp cận được số lượng người xem cao với chi phí thấp hơn so với các hình thức marketing khác.
3. Tạo niềm tin từ người xem: Nếu bạn đang tìm kiếm một cách hấp dẫn để tạo sự tin tưởng với người tiêu dùng, thì livestream là một công cụ tuyệt vời để bắt đầu. Người ảnh hưởng có thể review về một sản phẩm nào đó, hoặc truyền đi thông điệp, hoặc giới thiệu thương hiệu của bạn cho khán giả của họ.
4. Hỗ trợ đa dạng các hoạt động truyền thông: Với livestream, các chiến dịch influencer marketing sẽ phát huy tối đa được tính hiệu quả của nó. Livestream có thể giúp kết nối fan với người ảnh hưởng, thực hiện đa dạng hình thức tương tác và truyền tải nội dung (like, hashtag, comment,…) cũng như lưu trữ hoặc chia sẻ các nội dung marketing.
5. Tính chủ động cao: Trước đây, nếu muốn thực hiện các video quảng cáo, bạn phải thông qua một bên trung gian như trên truyền hình, website, đơn vị cung cấp quảng cáo trực tuyến,… Điều này sẽ khiến bạn hạn chế rất nhiều về mặt thời lượng, truyền tải nội dung và khiến các ý tưởng marketing bị hạn chế. Nhưng với livestream thì khác, bất cứ nội dung marketing bạn cho là thích hợp đều có thể thực hiện.
Những con số ấn tượng về livestream:
ROI (tỷ lệ chuyển đổi) của các chiến dịch influencer marketing đôi khi hơi khó tính toán. Tuy nhiên, livestream có thể cho bạn các kết quả đo lường cần thiết và có giá trị cho các chiến dịch trong tương lai
Vào quý 3/2015, lượt xem các video quảng cáo trực tiếp hàng năm đã tăng 113%. Trong 2016, 81% người dùng internet đã xem đã xem những nội dung trực tiếp nhiều hơn so với năm trước. Theo các chuyên gia dự đoán, lĩnh vực livestream có thể đạt doanh thu 70,05 tỷ USD vào năm 2021.
Theo một khảo sát của tờ New York Magazine, hơn 80% người xem mong muốn xem livestream hơn là đọc blog hay các bài đăng trên mạng xã hội, những nội dung marketing chỉ có chữ và hình ảnh. Ngoài ra, cũng theo số liệu này, 45% khán giả sẽ sẵn sàng trả tiền cho các Influencer phát trực tiếp những nội dung mà họ thích.
Livestream là một cách nổi bật để để tiếp lượng khán giả trực tuyến. Hình thức này có sức hấp dẫn lớn đối với người xem, thu hút họ nhiều hơn so với các video trực tuyến truyền thống. Video trên Facebook Live được xem lâu gấp ba lần video được quay trước.
Influencer Marketing và xu hướng livestream tại Việt Nam.
1. Livestream và các ngành hàng phù hợp
Theo tạp chí Forbes, livestream sẽ tiếp tục là một trong 5 xu hướng marketing sẽ phát triển mạnh nhất trên toàn thế giới trong năm 2019. Còn tại Việt Nam, ở thời điểm hiện tại, livestream đang được ứng dụng rộng rãi nhất trong các chiến dịch influencer marketing cho ngành hàng tiêu dùng nhanh như mỹ phẩm, thời trang, đồ gia dụng. Thời trang sắp tới, rất có thể hình thức này sẽ tiếp tục mở rộng sang các sản phẩm tiêu dùng chậm như bất động sản, xe máy ô tô,… Đối với các ngành hàng này, có thể khách hàng sẽ không ngay lập tức ra quyết định mua hàng trong thời gian diễn ra livestream. Tuy nhiên, chỉ cần xây dựng nội dung truyền tải hấp dẫn, cùng với việc lựa chọn đối tượng KOL phù hợp với đối tượng khán giả, thương hiệu có thể kích thích được sự tò mò, hứng thú của người xem tìm hiểu thêm về sản phẩm của mình.
2. Xu hướng hợp tác với micro influencer cho livestream
Với sự lên ngôi của micro influencer trong lĩnh vực influencer marketing vào năm 2019, livestream sẽ không nằm ngoài xu hướng đó. Chỉ cần dành một chút thời trang trên mạng xã hội, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các hot teen, hot parents đang phát trực tiếp để review hoặc giới thiệu một sản phẩm nào đó. Với ưu điểm chi phí thấp, relevance (độ cộng hưởng) lớn và dễ dàng tạo niềm tin với người xem về sản phẩm, micro influencer được sự đoán sẽ thống trị hình thức này trong các chiến dịch influencer marketing.
3. Kết hợp với công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế ảo tăng cường (AR)
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ VR và AR, livestream có thể hưởng lợi rất lớn từ các công nghệ này. Có thể ví dụ trong lĩnh vực bất động sản, rất nhiều dự án bắt đầu tìm kiếm khách hàng khi còn nằm trên giấy, hoặc chưa có sản phẩm hoàn thiện. Với công nghệ VR, AR, người xem có thể được chiêm ngưỡng những mô hình được mô phỏng gần giống như thật. Khi tích hợp những ứng dụng như vậy vào trong livestream, người xem vừa được nghe tư vấn, giới thiệu, vừa có thể trở thành một nhân vật ảo đang trực tiếp tham quan dự án từ tổng thể toà nhà đến chi tiết bên trong căn hộ.
Kết luận
Livestream là một phương tiện mạnh mẽ có thể tìm thấy trong bất kỳ chiến dịch tiếp thị trực tuyến nào. Càng nhiều Influencer tham gia vào chiến dịch marketing sẽ giúp thông điệp của bạn lan tỏa một cách nhanh chóng trên các nền tảng xã hội thông qua hình thức livestream.
Theo advertisingvietnam