Chatbot - Xu hướng tiếp thị nội dung của năm 2019
Chatbot là gì? Làm sao để ứng dụng chatbot một cách hiệu quả, giảm thiểu thời gian tương tác trực tiếp với khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tính cá nhân hóa và tăng cường sự gắn kết.
Khái niệm
Định nghĩa một cách đơn giản nhất, chatbot là một chương trình máy tính tương tác với người dùng bằng ngôn ngữ tự nhiên dưới một giao diện đơn giản, âm thanh hoặc dưới dạng tin nhắn.
Phân loại
Theo đúng cách mà chúng tương tác với người dùng, các chatbot thường được chia thành 2 loại:
Audiotory (âm thanh):
Siri (Apple)
Google Assistant (Google)
Cortana (Microsoft)
Javis của Tony - Stark
Textual (tin nhắn):
Thời trang - tư vấn quần áo, giày dép
Thực phẩm - order pizza, trà sữa
Làm đẹp - stylish cá nhân...
Giao thông - thông tin tàu điện...
Chatbot hoạt động như thế nào?
Chatbot tương tác với con người qua âm thanh hoặc văn bản và sử dụng các platform để giao tiếp với bot. Phần mà các lập trình viên cần phát triển nằm toàn bộ ở phía sau bao gồm:
Translator: Dịch yêu cầu của user, giúp máy tính hiểu được yêu cầu mình cần thực hiện → quyết định việc chatbot có thông minh hay không.
Processor: Xử lý yêu cầu, thành phần này giúp khả năng của chatbot không bị giới hạn, máy tính làm được gì thì chatbot cũng làm được như vậy.
Respondent: Nhận output và đóng gói gửi trả lại messenger platform, trả lại cho người dùng kết quả.
Chatbot dùng để làm gì?
- Trợ lý cá nhân (Personal Assistant): Mark Zuckerberg cũng đã sở hữu Jarvis riêng của mình từ năm 2016.
- Giới thiệu sản phẩm:
- Chăm sóc khách hàng
- Đặt chỗ, mua hàng
- Thanh toán trực tuyến: Với facebook messenger platform, chức năng này mới chỉ được thử nghiệm (beta) ở Mỹ. Tuy nhiên các chatbot của các ngân hàng đã ra đời, việc thanh toán, gửi tiền có thể thực hiện dễ dàng.
- Tin tức
- Tìm kiếm
Tại sao chatbot trở thành hot trend?
“Messaging is one of the few things that people do more than social networking” - Mark Zuckerberg
1. Thời đại bùng nổ của tin nhắn
28,2 tỷ tin nhắn di động đã được gửi trong năm 2017, gấp đôi so với năm 2012.
98% tin nhắn sẽ được đọc, với email tỷ lệ là 22%.
6 trong top các ứng dụng được cài đặt là ứng dụng nhắn tin.
Tỷ lệ gỡ bỏ các ứng dụng nhắn tin chỉ bằng một nửa so với các ứng dụng khác.
Số lượng người dùng hàng tháng của các ứng dụng nhắn tin:
WhatsApp: 1,5 tỷ
Facebook messenger: 1,2 tỷ
Wechat: 963 triệu
kik: 300 triệu
LINE: 217 triệu
Zalo: 80 triệu
Đúng như Zuckerberg đã nói, số lượng người sử dụng các ứng dụng nhắn tin đã vượt qua số lượng người sử dụng các ứng dụng social và Facebook cũng đã giảm quảng cáo trên newfeed của người dùng, vậy không gian quảng cáo sẽ được chuyển đi đâu? Có thể chúng ta đã có câu trả lời.
→ Cơ hội kinh doanh mới xuất hiện và xem ra chatbot là giải pháp đầu tiên và đơn giản nhất mà chúng ta có thể tận dụng để tiếp cận với miếng bánh to mà khó ăn này.
2. Sự phát triển của NLP và NLU
Đột nhiên "Cách mạng công nghiệp 4.0" đến và soi sáng con đường của chatbot. Chỉ khác bây giờ người ta không dùng búa và liềm nữa, thay vào đó là AI và machine learning (ML). AI và ML trở thành một trong những công nghệ được đầu tư mạnh nhất trong vài năm trở lại đây giúp cho Natural Language Processing (NLP), Natural Language Understanding (NLU) sử dụng các kỹ thuật, công nghệ mới trở nên đơn giản và chính xác hơn rất nhiều. Chúng ta có thể tạo ra chatbot bằng câu lệnh if-else, tuy nhiên việc tạo ra những dumb-bot như vậy không đem lại nhiều giá trị vào năm 2018. NLP bây giờ trở yếu tố quyết định độ thông minh của chatbot. Một thương hiệu có mạo hiểm đặt hình ảnh của mình vào một nhân viên không thông minh cho lắm?
→ Các công cụ hỗ trợ việc xây dựng chatbot ngày một nhiều và chính xác hơn.
3. Hệ sinh thái, platform
Tất cả các top messenger đều có platform của riêng mình phục vụ cho việc xây dựng chatbot, gần như chúng giống nhau nên việc code một lần sử dụng cho nhiều platform là điều có thể.
Hệ sinh thái, các projects mã nguồn mở để xây dựng chatbot ngày càng hoàn thiện và đầy đủ.
Lợi ích của chatbot
"Vào cuối ngày, doanh nghiệp sẽ chỉ quan tâm mình được lợi bao nhiêu tiền." Vậy chatbot đem lại điều gì để họ phải quan tâm?
1. Giảm thiểu chi phí
Theo IBM, đến năm 2020, 85% các dịch vụ liên quan đến khách hàng sẽ chuyển sang tự động (sử dụng chatbot).
Theo khảo sát của Deloitte, 56% các công ty đa truyền thông và công nghệ sẽ chuyển qua sử dụng các công nghệ chăm sóc khách hàng tự động trong tương lai gần, 33% sẽ có kế hoạch chuyển sang dùng các robot sử dụng AI trước năm 2019.
Theo nghiên cứu của Juniper Research, đến năm 2022, chatbot và NLP sẽ tiết kiệm 8 tỷ USD chi phí chăm sóc khách hàng của các công ty.
2. Tăng trải nghiệm người dùng
Tại sao chúng ta cần bỏ ra nhiều công sức hơn để có được cùng một kết quả? Chatbot cung cấp một cách cực kì đơn giản để có thế thực hiện được mong muốn của người dùng (nhắn tin hoặc nói). Theo ý kiến của Golden Krishna , phi giao diện là giao diện tốt nhất. Khi thời gian ngày càng trở nên có giá trị, người dùng sẽ đặt câu hỏi "mình có nên làm điều này không?". Quá trình chọn lựa, tìm kiếm, tham khảo càng lâu thì khả năng mất một khách hàng tiềm năng càng cao. Có lẽ trong đa số trường hợp, no interface là câu trả lời chính xác nhất cho những gì khách hàng muốn tìm kiếm.
Có vẻ thấy tương lai của chatbot toàn màu xanh, liệu trong nay mai thôi là chúng ta có Jarvis thông minh của đời mình rồi? Tương lai của chatbot ra sao, ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực khác trong xã hội (đặc biệt là marketing) cơ hội, thách thức với những người đang quan tâm đến nó là như thế nào?
Theo viblo