Content writing - Viết cho ai đọc?

Branding cũng như content, không phải khi nào cũng chạy theo khách hàng. Sứ mệnh cao hơn là mang lại những điều thú vị khách hàng chưa hề biết.

Chúng ta cũng không cố gắng giành thắng lợi trong cuộc "chạy đua vũ trang" về số lượt truy cập trang. Chúng ta tin rằng chiến lược kinh doanh đúng đắn với tờ Times là cung cấp những câu chuyện báo chí đủ mạnh mẽ để hàng triệu người trên thế giới sẵn sàng trả tiền đọc chúng.

(New York Times)
Có hai cách tiếp cận viết content.
 
Viết cho khách hàng đọc. Một điều hiển nhiên. Content viết những gì họ muốn đọc. Vì "content for business" là sứ mệnh của các copywriter.
 
Nhưng có cách tiếp cận nào khác: dẫn dắt người đọc những nội dung họ chưa biết và cần biết. Viết những gì họ cần phải đọc. 
 
Đây là phong cách content của những thương hiệu thực sự tự tin vào giá trị họ mang lại cho khách hàng.
 
Nhiều bài content hay, hấp dẫn, phục vụ rất tốt cho mục đích kinh doanh. Và động cơ của người viết không phải vì mục tiêu bán hàng hay điều tương tự. Họ đang muốn trải lòng, muốn chia sẻ, muốn nói điều họ muốn nói. Thay vì chạy theo những điều khách hàng đang muốn được nghe, theo gu có sẵn của họ. 
 
Nhiều bài content dạng này, rất chất. Dù có thể không hấp dẫn với số đông đại trà.
 
Like, comment & share thường là tiêu chí để đo lường hiệu quả của một bài content?
 
Không phải khi nào cũng vậy. Dù đây là những mục tiêu các content writer khao khát.
 
Nếu hướng tới "đám đông" chung chung về một topic chung chung, số lượng tương tác sẽ cho thấy bài viết có thực sự có hiệu ứng tốt hay không. Nhưng đối với viết content có mục đích phục vụ kinh doanh, hiệu ứng bề nổi của những nút like không phải bao giờ cũng là mục tiêu cuối cùng.
 
Nếu một bài viết vì mục đích bán hàng cho nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể, nhiều like không đồng nghĩa hiệu quả. Và ngược lại. Thực tế có những bạn content writer viết bài like ít nhưng inbox hỏi đơn hàng lại nhiều. Tất nhiên số lượng like, comment, share nhiều cũng là tác động cộng sinh mang lại sự quan tâm của khách hàng mục tiêu.
 
Bài viết chuyên môn mang tính chất chia sẻ chuyên môn là một tình huống khác. Viết tầm 1.000 chữ mất 1 ngày để viết và vô số ngày để nghĩ. Post lên lèo tèo vào trăm like. Ngược lại viết vui vui về vấn đề cả làng ai cũng thích bàn luận số like gấp 3-4 lần. Nhiều người chắc gặp tình huống này rồi. Nhạc chính thống và nhạc thị trường khác nhau chỗ đó. 
 
Thiếu động lực từ phía trong, rất dễ dàng chạy theo sự dễ dãi.
 
"Chúng ta không cố gắng tăng tối đa những cú kích chuột và bán những quảng cáo lợi nhuận thấp cho họ. Chúng ta cũng không cố gắng giành thắng lợi trong cuộc "chạy đua vũ trang" về số lượt truy cập trang. Chúng ta tin rằng chiến lược kinh doanh đúng đắn với tờ Times là cung cấp những câu chuyện báo chí đủ mạnh mẽ để hàng triệu người trên thế giới sẵn sàng trả tiền đọc chúng. Đương nhiên, chiến lược này cũng hoàn toàn phù hợp với những giá trị trường tồn của chúng ta. Sự khích lệ đó đã hướng chúng ta tới báo chí có chất lượng xuất sắc."
 
(Trích đoạn của tờ NewYork Times - tờ báo dẫn đầu thị trường báo chí ở Mỹ về số lượng phát hành - bản dịch của VietnamPlus)
 
Content writing viết cho chính mình đọc trước. Khi thực sự chuyển tải những nội dung hữu ích là những bài content được người đọc nồng nhiệt đón nhận.
 
Branding cũng như content, không phải khi nào cũng chạy theo khách hàng. Sứ mệnh cao hơn là mang lại những điều thú vị khách hàng chưa hề biết.

Brandson - Content Writer Staff at Red Monsters

Theo Cafebiz

Bài khác

Bài viết mới