Những Khái Niệm Cơ Bản: CPA, CPC, CPM, CPS và CPI

Quảng cáo hiển thị hiện đang trở thành một trong những kênh marketing không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch marketing nào. Thế nhưng, liệu bạn đã hiểu rõ về các phương thức tính phí quảng cáo hay chưa?

Quảng cáo hiển thị hiện đang trở thành một trong những kênh marketing không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch marketing nào. Thế nhưng, liệu bạn đã hiểu rõ về các phương thức tính phsi quảng cáo hay chưa? Bài viết này sẽ nêu rõ khái niệm cơ bản về 5 loại hình tính phí quảng cáo thông dụng nhất tại Việt Nam, đó là CPA, CPC, CPM, CPS, và CPI.
 

CPA


CPA là gì?

CPA (Cost Per Action) là phương thức quảng cáo mà ở đó người thuê quảng cáo trả tiền cho mỗi hành động hoặc sự chuyển đổi đủ điều kiện, như hoàn thành mẫu đăng ký, tham gia sự kiện, tải phần mềm ứng dụng… sau khi click một banner được đặt tại trang liên kết.

Điểm thuận lợi, bất lợi của CPA

Thuận lợi: Chính vì dựa trên việc trả phí theo hành động (mua hàng, đăng ký nhận bản tin, hoặc để lại thông tin liên hệ,…), số tiền quảng cáo chi ra theo hình thức CPA sẽ mang tính đo đếm hiệu quả chặt chẽ hơn so với CPC và CPM.
 
Bất lợi: chính vì đo đếm hiệu quả dựa trên hành động cuối cùng, nên chi phí cho một click ra hiệu quả là không nhỏ. Nếu bạn có một tệp khách hàng tiềm năng và mục tiêu là ra đơn hàng, CPA là lựa chọn hợp lý. Nhưng nếu chỉ để chuyển đổi một tệp lead ra số người dùng thử sản phẩm miễn phí, thì hiệu quả có thể không thỏa đáng. Hơn nữa, nếu không lên cơ chế quản lý hiệu quả marketing cho CPA một cách rõ ràng, minh bạch, bạn sẽ khó có thể biết liệu chiến dịch của mình có đang hiệu quả hay chỉ đang tốn chi phí thôi.

Khi nào nên sử dụng CPA?

CPA sẽ mang lại hiệu quả nếu tệp dữ liệu khách hàng của bạn có khả năng chuyển đổi cao, hoặc mục tiêu chiến dịch marketing của bạn có thể đo đếm rõ ràng, chẳng hạn như chuyển đổi 1,000 lead thành 100 đơn hàng thành công. 
 

CPS


CPS là gì?

CPS (Cost Per Sale) là phương thức quảng cáo mà ở đó chi phí quảng cáo được thanh toán dựa trên doanh thu bán hàng. Khi khách hàng thực hiện mua sắm trên trang của nhà bán lẻ sau khi được chuyển tới thông qua link quảng cáo hoặc banner được đặt tại các trang liên kết, thì các nhà bán lẻ này sẽ trích một phần doanh thu của mình để chi trả cho các trang web liên kết.

Chiến dịch CPS tại Accestrade

Ví dụ với chiến dịch tải game Vua Hải Tặc thì cứ một người tải game Vua Hải Tặc về thì bạn vẫn chưa được tiền đâu nhưng nếu người đó chơi game và nạp tiền vào trong đó thì bạn sẽ được 21% số tiền đó trong suốt vòng đời của Game. Những kiểu cách như thế gọi là là CPS (trả tiền trên doanh thu).

Điểm thuận lợi và bất lợi của CPS

Thuận lợi: CPS là hình thức có rủi ro thấp và lợi nhuận cao. Bạn sẽ chỉ phải trả chi phí quảng cáo một khi thu được đơn hàng thành công. Khác với CPS, đối với CPA, bạn sẽ phải chi ngay chi phí quảng cáo khi người dùng click vào link quảng cáo của bạn (nhưng chưa chắc đã mua hàng hay để lại thông tin đăng ký).
 
Bất lợi: nếu sử dụng một hệ thống đo lường kém chính xác, bạn sẽ đánh giá sai về hiệu quả CPS và dễ dẫn đến sai phạm trong việc thưởng hay phạt các publisher.

Khi nào nên sử dụng CPS?

Bạn nên sử dụng CPS nếu bạn chỉ có một khoản chi phí rất nhỏ cho chiến dịch marketing, nhưng muốn đo đếm và tận dụng hiệu quả của từng đồng quảng cáo.
 

CPM


CPM là gì?

CPM (Cost Per Mile) là loại hình quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị. Website của bạn càng có nhiều người xem và số trang mà họ xem càng nhiều thì bạn càng được trả nhiều tiền. Công việc của bạn chỉ là đặt quảng cáo trên website, phát triển sao cho thật nhiều người biết đến website của bạn.

Điểm thuận lợi, bất lợi của CPM

Thuận lợi: Không quá khó khăn hay mất quá nhiều thời gian để có thể setup và khởi chạy một chiến dịch CPM. Hơn nữa, cũng khá dễ dàng để ước tính chi phí cần để chạy CPM.
 
Bất lợi: đối với các chiến dịch marketing hướng tới hiệu quả doanh thu (số đơn hàng, số người để lại thông tin liên hệ, số người đăng ký tham gia sự kiện,…) thì CPM không phải là hình thức quảng cáo tiết kiệm và hiệu quả. Hơn nữa, nếu mục tiêu chiến dịch của bạn là số người click vào trang landing page để thực hiện hành động, thì bạn sẽ rất khó đo đếm hiệu quả chiến dịch nếu sử dụng CPM. Đó là vì một lần tính phí quảng cáo CPM xảy ra ngay cả khi người dùng không click vào mà chỉ nhìn quảng cáo của bạn xuất hiện trên trang web mà họ đang xem.

Khi nào nên sử dụng CPM?

Quảng cáo CPM phù hợp nhất cho các chiến dịch nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu, quảng bá cho một sản phẩm hay dịch vụ mới.  
 

CPC


CPC là gì?

CPC (Cost Per Click) Giá mỗi lần nhấp chuột (CPC) là số tiền bạn kiếm được mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. CPC cho bất kỳ quảng cáo nào đều do nhà quảng cáo xác định; một số nhà quảng cáo có thể sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho mỗi lần nhấp chuột so với các nhà quảng cáo khác, tùy vào thứ mà họ đang quảng cáo.

Điểm thuận lợi, bất lợi của CPC

Thuận lợi: điểm đặc biệt của hình thức quảng cáo CPC đó là bạn có thể chọn quảng cáo hiển thị dựa trên một số từ khóa nhất định. Chẳng hạn, bạn muốn hiện quảng cáo bán điện thoại OPPO cho các khách hàng đang tìm kiếm từ khóa liên quan đến chụp ảnh như “smartphone chụp ảnh đẹp”, “smartphone chụp ảnh selfie”, “smartphone selfie đẹp”, bạn có thể nhắm quảng cáo tới các từ khóa đó để tối đa hiệu quả quảng cáo CPC. 
 
Bất lợi: chính vì CPC là hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên thị trường, nên hầu hết các marketer đều đổ xô chạy CPC. Đối với các từ khóa “hot” hay từ khóa ra doanh thu dễ dàng, bạn sẽ phải trả mức giá thầu quảng cáo cực kỳ cao vì cạnh tranh với nhiều đối thủ. Chưa kể, bạn sẽ phải đối mặt với các click tặc – những kẻ lợi dụng việc chạy quảng cáo để tạo ra các click ảo nhằm tốn chi phí quảng cáo của bạn.

Khi nào nên sử dụng CPC?

CPC là hình thức quảng cáo khá phổ biến và có khả năng đo đếm hiệu quả khá cho các chiến dịch kiếm đơn hàng hoặc kiếm lead. Bạn nên sử dụng CPC nếu chỉ có một chi phí giới hạn khá nhỏ cho việc chạy quảng cáo. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn cần phải xác định rõ đối tượng mục tiêu, và sử dụng các chiêu thức ngăn chặn click tặc, click ảo để tránh thất thoát chi phí. 
 

CPI


CPI là gì?

CPI (Cost Per Install) Thanh toán theo lượt cài đặt: Là hình thức hợp tác kinh doanh, trong đó Nhà cung cấp sẽ trả tiền khi có khách hàng thực hiện hành động tải và cài đặt ứng dụng, phần mềm hoặc các loại nội dung số khác thông qua link quảng bá của hệ thống.
 
Hình thức này có thể nói trước đây rất phổ biến luôn và chiếm phần lớn danh thu mmo là của nó cả. Với hình thức này thì có rất nhiều cách để phát triển nội dụng – niche site để chiến nó. Nếu bạn am hiểu về MMO thì chắc từng nghe qua Offer rồi chứ nhỉ, trước đây một số anh chị kiếm tiền qua việc cài đặt app với CPI rất cao và tiền thu lại con số rất khủng, đương nhiên là họ dùng thủ thuật chủ yếu.
 
Hẳn bạn cũng từng tải game cho điện thoại rồi đúng không nào? Mỗi lượt tải như vậy thì người chủ nội dung sẽ có khoản thu nhập nào đó theo CPI của game đó. Trước đây thu nhập này chủ yếu từ cái Wap game rất nhiều nhưng hiện nay nó không còn mạnh nữa thay vào đó là các làm khác nhau chỉ dân Offer trong nghề là biết.

Điểm thuận lợi, bất lợi của CPI

Thuận lợi: điểm thuận lợi của CPI đó là nó có khả năng thu hút và đo đếm lượng người tải ứng dụng một cách nhanh nhất so với các hình thức quảng cáo còn lại. 
 
Bất lợi: Chí phi cho một CPI là không hề rẻ, vì sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo ứng dụng di động đang ngày càng trở nên gắt gao. Hơn nữa, khi chạy CPI, bạn còn có thể đối mặt với một lượng chỉ tải ứng dụng về nhưng không thực sự sử dụng – tức là chưa được gọi là “user”. Hơn nữa, khi lượng tải thực thấp, rất có khả năng thứ hạng ứng dụng của bạn trên chợ ứng dụng sẽ bị ảnh hưởng xấu, hay thậm chí là bị khóa vĩnh viễn. Tình trạng này khá phổ biến với các trường hợp đối thủ chơi xấu bạn.

Khi nào nên dùng CPI?

CPI là lựa chọn phù hợp nhất khi bạn chạy quảng cáo cho một ứng dụng di động, phần mềm hoặc các loại nội dung số khác.

MarketingAI tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới