Từ câu chuyện Bỉm & Bia tới bài toán tìm insight khách hàng

“ Một siêu thị ở Mỹ đã tìm ra thông tin: “Có 60% đàn ông đi siêu thị vào tối thứ 6, nếu họ mua bỉm cho trẻ em thì sẽ mua cả bia.” Và việc thấu hiểu được nguyên nhân dẫn tới hành vi này đã giúp cho siêu thị này tăng doanh số bán bia lên gấp bội bằng việc di chuyển quầy bia lại gần quầy bỉm.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao những người đàn ông đó lại mua bia khi mua bỉm? Câu trả lời gồm các ý sau:
 
Người mua bỉm là các ông bố mới kết hôn và có con.
Trước khi Có con: hành động cuối tuần của anh ta là đi nhậu nhẹt với bạn bè.
Hiện tại: Anh ta có con nhỏ nên không đi được nữa, như vậy tối cuối tuần đi mua đồ cho con là cơ hội để anh ta đi ra khỏi nhà. Và tại siêu thị, anh ta gợi nhớ lại các bữa tiệc tùng, và sinh ra hành vi mua bia về nhà uống.
Câu chuyện “Bỉm & Bia” mở ra một hướng đi mới cho các marketer trong việc tìm ra các insight khách hàng mà các phương pháp khảo sát không thể trả lời được. Vì người đưa ra kháo sát cũng không dễ để nhìn ra trước mối quan hệ giữa “Bỉm và Bia” – 2 đối tượng có vẻ không liên quan gì đến nhau trước đó.
 
 
 
Việc tìm ra các “khoảng giao nhau” giữa các đối tượng là điều không dễ, nhưng với sự phát triển của các mạng xã hội, con người cũng chia sẻ với nhau nhiều thông tin hơn. Chúng ta có thể điều tra tổng quát nhất các mối quan hệ tương quan xung quanh một đối tượng. Hãy cùng xem một vài case study dưới đây do công cụ Brand Profile của Datasection Việt Nam cung cấp. Để tìm ra những “khoảng giao nhau” giữa một thương hiệu xe đạp điện với  các đối tượng khác (cụ thể bài viết đưa ra là các chương trình TV)
 
Dưới đây là kết quả phân tích các sở thích của ~140 nghìn người dùng có tương tác với Fanpage của thương hiệu xe đạp điện HKBike trên Facebook. Kết quả sẽ trả lời cho câu hỏi khách hàng của  HKBike có hành vi yêu thích, theo dõi các chương trình truyền hình nào?
 
TOP 8 chương trình TV được khách hàng của HKBike yêu thích nhất
.
 
Trên đồ thị trên, mỗi vòng tròn đại diện cho một chương trình TV, các chương trình được sắp xếp theo “độ tương tự” từ cao đến thấp
 
- Độ tương tự cao = “khoảng giao nhau” giữa HKBike với chương trình TV lớn, nghĩa là có nhiều khách hàng của HKBike thích chương trình TV đó
 
- Đường kính vòng tròn lớn = “số khán giả” của chương trình TV đó lớn (tương đương với chỉ số rating)
 
Về ý nghĩa, kết quả trên là bước đột phá cho ngành công nghiệp quảng cáo truyền hình, cơ sở để book khung giờ quảng cáo không chỉ dựa vào chỉ số rating nữa, mà còn phụ thuộc vào khán giả của chương trình TV đó có yêu thích thương hiệu quả cáo hay không.
 
Quay lại với HKBike, kết quả phân tích đã chỉ ra những khung quảng cáo hiệu quả hơn khung đối thủ cạnh tranh Detech (Espero) đang book.
 
 
 
 
 
Việc chỉ ra 2 chương trình TV “5S Online” và “bữa trưa vui vẻ” để đặt quảng cáo không chỉ giúp HKBike quảng cáo hiệu quả đến đúng đối tượng khách hàng của mình, mà còn giúp cho doanh nghiệp này giảm được rất nhiều chi phí quảng cáo. Hãy xem bảng giá book tham khảo dưới đây để thấy sự khác biệt.
 
 
Kết luận: Việc thấu hiểu những hành vi sở thích của của người tiêu dùng và sự “giao thoa” giữa các sở thích đó sẽ là thông tin rất hữu ích không chỉ giúp tối ưu hiệu quả truyền thông, mà còn tạo nên những bước đột phá mới, những phát hiện bất ngờ trong chiến lược truyền thông của thương hiệu.
 

http://irepo.vn

Bài khác

Bài viết mới