Công việc của người copywriter
Không giống như tác giả viết tiểu thuyết hay nhà báo, copywriter thường viết theo kế hoạch của client. Có thể là kế hoạch quảng bá một sản phẩm, nhưng cũng có thể là để định hướng người xem hay thuyết phục các chuyên gia.
Với những người làm trong ngành, mẩu đối thoại này đã trở nên quá quen thuộc:
– Vậy anh làm nghề gì?
– À, tôi là một copywriter. Tôi viết cho các công ty công nghệ
– Oh, thật tuyệt
20 phút sau……….
– Xin lỗi, tôi có thể hỏi – ý tôi là, thật ra thì anh làm gì? Ý tôi là công việc của anh bao gồm những việc gì?
Những quan niệm và thuật ngữ sai lầm
Đây là điều quan trọng nhất, chúng ta hãy chỉ ra một vài quan niệm sai lầm:
– Không phải tất cả các copywriter đều là advertising copywriter. Điều này thường bị nhầm lẫn vì advertising copywriter nổi tiếng hơn (nhất là sau hiện tượng Mad Men)
– Copywriter về y học có những vai trò riêng mà tôi không có ý định biết hay bình luận ở đây.
– Chẳng có luật lệ nào cho việc copywrite.
Trớ trêu thay, một trong những vấn đề lớn nhất khi nói copywriter làm những việc gì chính là sự thiếu rõ ràng về định nghĩa của mỗi từ. Thật ra, giống như một bác sĩ nhưng lại hút thuốc, copywriter không giỏi trong việc nói cho người khác biết những vai trò của mình.
Vậy một copywriter làm những gì?
Đây là một vài công việc của copywriter:
- Viết
- Nghiên cứu
- Phỏng vấn
- Biên tập
- Đọc và sửa các bài viết
- Quản lý các dự án
- Tìm kiếm hình ảnh
- Lên kế hoạch và thực hiện các chiến dịch marketing
Điều quan trọng bạn cần hiểu là mặc dù từ ngữ là kết quả công việc duy nhất của một copywriter, viết không nhất thiết là việc mà chúng tôi dành hầu hết thời gian của mình. Chúng tôi cần làm rất nhiều việc như nghiên cứu và suy nghĩ, chỉnh sửa và trình bày bản thảo, và rất nhiều công việc khác có vẻ chẳng liên quan.
Thực tế, để có được bản thảo cho một dự án, bạn nên dành một nửa thời gian để nghiên cứu, 1/3 để chỉnh sửa và chỉ 1/6 thực sự để viết. Không phải như mọi người vẫn thường nghĩ, copywriting gồm nhiều việc hơn là chỉ “sử dụng từ ngữ”.
Chúng tôi “copywrite” cho ai?
Không giống như tác giả viết tiểu thuyết hay nhà báo, copywriter thường viết theo kế hoạch của client. Có thể là kế hoạch quảng bá một sản phẩm, nhưng cũng có thể là để định hướng người xem hay thuyết phục các chuyên gia.
Mọi công ty đều cần viết content, dưới mọi hình thức và trong mọi trường hợp. Đặc biệt là khi hướng đến inbound marketing, hình thức giao tiếp và quan tâm tới khách hàng mà không thúc đẩy sản phẩm hay dịch vụ.
Điều này có nghĩa là các copywriter phải rất linh hoạt, học hỏi nhanh và hầu như không có cái tôi. Bạn sẽ hiếm khi nhận ra cái tên của một copywriter – công việc của chúng tôi thường đứng dưới cái tên của client. Chúng tôi cũng phải chỉnh sửa để không chỉ khiến bộ phận marketing của client hài lòng, mà cả quản lý pháp luật, bán hàng và thương hiệu cũng phải hài lòng.
Những copywriter như chúng tôi quan tâm về chất lượng của công việc, nhưng chúng tôi chắc chắn không thể khiến nó trở nên hoàn hảo.
Tiếng nói của một copywriter
Một copywriter sẽ là bất kì ai mà bạn mong muốn.
Mặc dù mỗi copywriter có một tiếng nói riêng, với client, điều đó chẳng mấy quan trọng. Chúng tôi phải biến đổi phong cách và giọng điệu viết phụ thuộc vào việc chúng tôi đang nói với tư cách của ai và đang giao tiếp với ai.
Có những quy luật quý như vàng mà những copywriter và agency cá tính sẽ tuân theo, nhưng nếu client cũng có những quy luật như thế, quy luật của họ sẽ phải được đặt lên hàng đầu.
Không phải client nào cũng có một tài liệu cụ thể về bản sắc của họ, nhưng họ đều có bản sắc riêng. Bạn viết một thứ không mà không giống với thương hiệu của họ, họ sẽ ngay lập tức phê bình và yêu cầu bạn chỉnh sửa. Copywriter phải đặt câu hỏi và đào bới những điều có liên quan để đắm chìm bản thân vào thương hiệu/câu chuyện của client để viết dự án thành công.
Copywriter viết gì?
– Bài viết cho Blog: thường dao động từ 200 đến 1500 từ. Những bài viết này thường khá trang trọng và có chính kiến. Chúng cũng khác nhau giữa các client
– Báo cáo nghiên cứu chuyên sâu: khoảng 1.500 đến 2.500 từ; cung cấp thông tin, tài liệu hướng dẫn giải thích nguồn gốc của vấn đề và cách giải quyết nó. Giải pháp thường được liên kết với thứ client bán, nhưng phần lớn các báo cáo thường khách quan và có ích.
– Email: Những chiến dịch email thường chạm đến mối quan tâm của bạn, gây sự chú ý và thúc đẩy hành động. Nó phải ngắn, hấp dẫn và cung cấp được thông tin
– Bài viết social media: Những dòng tweet 140 kí tự hay những update Facebook dí dỏm không tự nhiên mà có. Social media cũng cần copywriter.
– Case study: Những bài viết ngắn giải thích cách một công ty giúp đỡ khách hàng của họ. Case study thường có sẵn cấu trúc nhưng một copywriter giỏi có thể tìm được câu chuyện bên trong đó.
– Báo cáo công nghiệp: Đôi khi chúng ta phải viết một báo cáo cứng nhắc dựa trên những nghiên cứu để làm sáng tỏ hay mở rộng những vấn đề, quá trình sản xuất hay các xu hướng.
– Website copy: Viết cho các trang web có những luật lệ và nguyên tắc riêng. Đó là một chuỗi những kĩ năng, nhưng mỗi copywriter sẽ có bí quyết riêng của họ
Công việc vẫn chỉ là công việc
Tất nhiên, bên cạnh những phép màu và bí ẩn của copywriter, chúng tôi vẫn làm hàng tá việc vớ vẩn mà những người khác làm: admin, quản lý, viết email, tập luyện, tranh cãi với client, và lướt Facebook khi ….deadline đang đến gần.