Té ngửa với tài thôi miên bằng ngôn từ của các nhà quảng cáo Việt Nam xưa
Bài viết tác giả muốn chia sẻ cho cả nhà vài ví dụ “thôi miên bằng ngôn từ” cực đỉnh đến từ các nhà quảng cáo Việt Nam – đặc biệt hơn khi đây là những ấn phẩm quảng cáo thời Pháp thuộc, dù xưa cũ nhưng thể hiện trình độ sử dụng ngôn từ vừa thuyết phục lại vừa hóm hỉnh của người viết.
Hy vọng những mẩu quảng cáo sau sẽ khiến các anh chị và các bạn tâm đắc, học hỏi được nhiều hơn về kỹ năng copywriting bằng tiếng Việt, và quan trọng là yêu ngôn ngữ Việt của mình hơn.
1. Mẩu quảng cáo kem đánh răng Hynos với câu chào hàng “cười vỡ bụng”:
“Trồng lúa mới có gạo mà ăn…
thế mà có người đã phải
trồng răng mới có răng mà ăn!
Vì không săn sóc răng một cách chu đáo, có người
đã bị sâu răng và mất nhiều răng.
Với Hynos phosphate, đánh răng sớm chiều, răng vững bền nhiều.”
Bạn đã thấy, mặc dù đây là một mẩu quảng cáo bằng tiếng Việt, những quy luật thuyết phục được vận dụng hệt như những gì bạn đã đọc trong cuốn sách “Thôi miên bằng ngôn từ” của tác giả Joe Vitale và “Nghệ Thuật Viết Quảng Cáo” của Victor O. Schwab, chẳng hạn như:
– Xuống dòng hợp lý;
– Sử dụng những dấu câu khơi gợi cảm xúc như chấm than “!” và ba chấm “…”; (Như Schwab đã nói trong quyển sách của mình, dấu câu không phải là thành phần thừa trong viết quảng cáo. Nó có tác dụng đánh động tâm lý và cảm xúc người đọc không thua gì những con chữ.)
– Chuyển hóa lời chào hàng thành bài thơ dễ nhớ với nhịp điệu và những từ ngữ ăn vần nhau;
– Hình ảnh minh họa rõ ràng và có tính chất bổ trợ cho nội dung chữ;
Bạn thấy đấy, nhờ vận dụng khéo léo các yếu tố “thôi miên” người đọc như trên mà Hynos làm ra được một mẩu quảng cáo vừa chuẩn mực lại vừa hài hước và đáng để đời.
Nào, hãy vận dụng những gì tôi vừa chia sẻ – cộng với hai cuốn sách “Thôi miên bằng ngôn từ” và “Nghệ thuật viết quảng cáo” trên tay, nếu bạn có – để phân tích xem những luận điểm bán hàng hấp dẫn và những yếu tố quyết định hiệu quả quảng cáo của những ngôn từ quảng cáo sau nằm ở đâu nhé:
2. Mẩu quảng cáo xà phòng “Con Dê Cũ”
(ngày nay dân mình thường đọc trại là “Dê Cụ”) của hãng Tân Phúc Hoa, có vận dụng thêm chữ hoa-chữ thường và cỡ chữ để làm tăng hiệu quả thị giác của mẩu quảng cáo:
“TỐT và RẺ
chỉ có sà phòng
CON DÊ CŨ”
3. Biển quảng cáo hãng xăng dầu Shell:
Yêu xe là yêu Shell - Nghệ Thuật Viết Quảng Cáo“Yêu xe là yêu Shell”
4. Mẩu quảng cáo giày Bata:
“Người lịch-sự chỉ dùng giầy
BATA
Vừa đẹp vừa bền nhất
Đại-lý khắp Đông-Dương”
5. Mẩu quảng cáo hết sức “bá đạo” của Tuần báo Đàn Bà
(về sau này chúng ta ưa dùng từ “Phụ nữ” hơn là “Đàn bà”) :
“Chồng tôi mê gái chỉ vì tôi không đọc tờ
TUẦN BÁO ĐÀN BÀ
nên…”
6. Một mẩu quảng cáo lớp học ngoại ngữ:
“Những ai đã thất-vọng với các cách học khác, xin thử học 1 tháng
sẽ được hoàn toàn vừa-ý.”
Và như mọi người cũng đã thấy từ sách vở cũng như thực tế, ngôn từ tuy quan trọng nhưng không phải là thành phần duy nhất làm nên thành công của một tác phẩm quảng cáo. Những thể loại ngôn ngữ khác – phổ biến nhất chính là những hình ảnh có tính thẩm mỹ hoặc ý nghĩa sắc bén – có thể khiến cho một chiến dịch quảng cáo thu được triệu đô mà chẳng cần nói hay viết một lời nào. Đây là nghệ thuật quảng cáo phi ngôn từ – điều mà bạn được khám pháp và hướng dẫn trong cuốn sách “Quảng cáo quyến rũ” của Pierre Martineau. Và hiển nhiên, giới quảng cáo Việt Nam mình không thiếu những tác phẩm quảng cáo có giá trị bằng vạn ngôn từ:
7. Mẩu quảng cáo vẽ tay của một hiệu chụp ảnh trên đường Catinat
(đường Đồng Khởi, TPHCM ngày nay):
8. Mẩu quảng cáo vẽ tay khác về sản phẩm xe ô-tô thuộc một cửa hàng xe hơi trên đường Filipini
(đường Nguyễn Trung Trực, TPHCM ngày nay):
9. Biển quảng cáo kem đánh răng Dạ Lan
vừa có hình ảnh minh họa, vừa có lời chào hàng và địa chỉ:
“Hãy đến với Dạ Lan
Sản phẩm của mọi gia đình”
10. Thương hiệu xà-bông Cô Ba huyền thoại vẫn còn đến ngày nay:
Xà bông Cô Ba
11. Quảng cáo sản phẩm… quan tài (hòm) :
Và cuối cùng là một mẩu quảng cáo vừa thuộc hàng đỉnh cao của nghệ thuật sử dụng ngôn từ, vừa bảo đảm khiến bạn “té ngửa”
“Ta về ta tắm áo ta,
dẫu là đục ao nhà cũng hơn
Hòm TOBIA
SỐNG MỘT CÁI NHÀ, THÁC MỘT CÁI HÒM”
Để có thể nhận diện và thấu hiểu những quy tắc vận dụng ngôn từ đã được áp dụng trong các ví dụ trên, đừng quên sở hữu cho mình hai cuốn sách dạy viết quảng cáo cơ bản “Thôi miên bằng ngôn từ” và “Nghệ thuật viết quảng cáo.”
Còn nếu bạn nhận thấy mình không hợp với chữ nghĩa và ưa thích sử dụng hình ảnh thay cho ngôn từ trong quảng cáo, “Quảng cáo quyến rũ” chính là cuốn sách dành cho bạn!
nghethuatcopywriting.wordpress.com